TOP 3 Biện pháp xử lý khí độc NH3 trong ao tôm

08:34 | 19/03/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Khí độc NH3 trong ao tôm là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm còi cọc, chậm lớn, thậm chí chết hàng loạt. Một cuộc khảo sát cho thấy, có đến 90% vuông tôm tại Cần Thơ và Bạc Liêu xuất hiện khí độc NH3. Vậy nguyên nhân là gì? Đâu là 3 biện pháp xử lý khí độc NH3 hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được chuyên gia chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây

1. Nguyên nhân gây ra khí NH3 trong ao nuôi tôm

Khí độc NH3 trong ao tôm do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do sự phân huỷ của protein trong nước. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến nước ao tôm phát sinh khí độc:

  • Thứ nhất: Ao tôm chứa nhiều thức ăn dư thừa, sau một thời gian nó hoà tan hoàn toàn và phân huỷ thành khí NH3, khi vượt ngưỡng cho phép có thể gây ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng.

  • Thứ hai: Trong phân tôm có 30% protein được hấp thụ, phần còn lại sẽ được hòa tan hoàn toàn vào trong nước điều này vô tình tạo ra khí độc NH3 trong vuông tôm.

  • Thứ ba: Tảo chết, tôm chết, vi khuẩn chết cũng là nguyên nhân làm gia tăng khí độc NH3 trong môi trường nước.

Nguyên nhân gây ra khí NH3 trong ao nuôi tôm

Sơ đồ nguyên nhân gây ra khí NH3 trong ao nuôi tôm

2. Tác hại của khí NH3 trong ao nuôi tôm

Khí độc NH3 trong ao tôm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra những hậu quả sau đây:

  • Tôm còi cọc, chậm phát triển, kém ăn, nổi đầu, thậm chí nhiều trường hợp tôm bị rớt đáy và mềm vỏ.

  • Nếu cơ thể tôm tích tụ khí độc NH3 trong một thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như hoại tử cơ, tôm đi phân trắng, EMS… gây chết hàng loại. Nhiều bà con mất trắng cả vụ do tôm bị nhiễm bệnh.

  • Khí độc NH3 còn gây ra tình trạng tổn thương mang - phù nũng cơ cho tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

  • Tôm bị giảm sức đề kháng, nhiễm các bệnh gan tụy và phân trắng rất khó để hồi phục.

  • Khí độc NH3 được xem là nguồn gốc hình thành lên khí độc NO2 trong ao tôm

Tác hại của khí NH3 trong ao nuôi tôm

Khí NH3 nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất vụ nuôi

3. 3 biện pháp xử lý khí độc NH3 trong ao tôm hiệu quả nhất

Khí độc NH3 luôn là nỗi ám ảnh của người dân nuôi tôm, nếu bạn không đủ kiến thức và nắm rõ các biện pháp xử lý sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Để giúp người nông dân kiểm soát được chất lượng nước ao tôm, loại bỏ khí độc an toàn, dưới đây sẽ là 3 biện pháp xử lý hiệu quả được bà con nuôi tôm sử dụng nhiều nhất hiện nay.

3.1. Xử lý khí độc amoniac trong ao tôm bằng cơ học

Xi phông đáy ao là cách xử lý đầu tiên khi ao bị nhiễm khí độc NH3. Hãy đảm bảo thay nước từ 30 - 50% mỗi ngày và đảm bảo nguồn nước đã được diệt khuẩn, bổ sung khoáng và kiềm đầy đủ. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh lại lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa trong ao tôm. Loại bỏ xác tảo, xác tôm chết hàng ngày để hạn chế tình trạng phát sinh khí độc NH3 trong ao tôm.

Lưu ý: Sau khi xi phông đáy ao mà hàm lượng khí NH3 không thuyên giảm cần phải áp dụng các biện pháp sinh học hoặc hóa học để xử lý khí độc một cách triệt để.

Xử lý khí độc NH3 trong ao tôm bằng cơ học

Xi phông đáy ao là biện pháp cơ học giúp loại bỏ khí NH3 trong ao tôm

3.2 Xử lý khí độc amoniac bằng biện pháp sinh học

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học là biện pháp xử lý khí độc NH3 được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng, độ an toàn. Trong trường hợp này, nên sử dụng các loại men vi sinh xử lý nước có tác dụng phân huỷ chất hữu cơ, xác động vật, chất thải đồng thời cải thiện môi trường nước ao tôm. 

Bên cạnh đó, bà con cần chú trọng và đảm bảo luôn cung cấp đủ lượng oxy cho ao tôm, bón vôi định kỳ để ổn định độ kiềm, pH và duy trì sự phát triển của tảo. Đồng thời kết hợp với phương pháp xi phông đáy ao để tăng độ hiệu quả của các loại chế phẩm sinh học.

3.3. Xử lý khí độc amoniac bằng hóa chất

Trong trường hợp khí độc NH3 trong ao tôm tăng cao, bà con có thể sử dụng hóa chất Yucca hoặc Zeolite để hấp thụ khí độc. Đồng thời tiến hành thay nước 30 - 50% (nước đã qua xử lý bởi thuốc tím, clorin..). 

Mặt khác, bà con nuôi tôm cũng có thể sử dụng oxy già để tạt xuống cao, việc này giúp tăng cường lượng oxy trong nước để chuyển hóa NH4 -> NO2 -> NO3, từ đó giúp giảm độc tính của khí amoniac. Đây cũng là phương pháp tối ưu và hiệu quả được nhiều vuông tôm áp dụng.

Sử dụng Chlorine Đông Á trong nuôi tôm

Xử lý nước nuôi tôm bằng Chlorine Pearl Chlor Đông Á

Một số hóa chất xử lý nước được dùng trong nuôi tôm:

  • Đá Vôi công thức hoá học là CaCO3

  • Vôi đen hay Dolomite công thức hoá học là CaMg(CO3)2

  • Vôi nung công thức hoá học là CaO

  • Đồng Sunphat công thức hoá học là CuSO4.5H2O

  • Thuốc tím thuỷ sản có công thức hoá học là KMnO4

  • Nước oxy già công thức hoá học là H2O2

Hy vọng thông qua bài viết vừa rồi sẽ giúp bà con nuôi tôm nắm được rõ các nguyên nhân, tác hại và 3 biện pháp xử lý khí độc NH3 trong ao tôm một cách hiệu quả. Liên hệ ngay số HOTLINE 0822 525 525 để được báo giá và tư vấn kỹ hơn về liều lượng sử dụng các loại hóa chất xử lý khí độc NH3 một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Bình luận, Hỏi đáp