Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng đúng kỹ thuật

07:54 | 16/04/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Nuôi tôm thẻ chân trắng đang trở nên phổ biến và thịnh hành tại Việt Nam với sản lượng khoảng 845 nghìn tấn mỗi năm. Nắm rõ quy trình, thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giúp bà con có một mùa vụ bội thu, đồng thời hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả nhất

1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Thiết kế và chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng là việc làm cần thiết và không thể thiếu. Việc làm này đem đến những lợi ích sau đây:

  • Làm sạch đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

  • Hạn chế và tiêu diệt được mầm bệnh, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ẩn nấp trong lớp bùn dưới đáy ao, hạn chế được dịch bệnh nguy hiểm.

  • Xử lý lượng khí độc trong ao (NH3, H2S) tăng tỷ lệ thành công cho ao nuôi.

  • Diệt được các loài cá tạp, nhuyễn thể trong lớp bùn nền đáy ao, hạn chế dịch bệnh hiệu quả.

  • Xử lý nước cấp vuông tôm đạt chuẩn, đáp ứng được yếu tố về độ pH, độ mặn, nhiệt độ.

Chính vì thế, việc cải tạo và xử lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng cực kỳ quan trọng giúp loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là những ao tôm đã từng bị nhiễm bệnh phân trắng, bệnh gan tụy, bệnh vi bào tử trùng, bệnh đầu vàng trên tôm thẻ chân trắng. Loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, xử lý nước đúng kỹ thuật sẽ giúp bà con nuôi an toàn và có một mùa vụ bội thu.

chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng là bước rất quan trọng

Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng là bước rất quan trọng

2. Hướng dẫn thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng đúng kỹ thuật

Ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần phải thiết kế và chuẩn bị đúng kỹ thuật mới đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả. 

Sau đâu là các khâu thiết kế và chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ đúng kỹ thuật.

2.1. Lựa chọn ao nuôi tôm thẻ

Ao nuôi tôm thẻ chân trắng phải thuộc vùng quy hoạch và được cơ quan quản lý cho phép sử dụng. Ưu tiên những khu vực gần đường giao thông, điện nước và thông tin liên lạc. Ưu tiên những khu đất ở vùng trung triều trở lên, chất đất đáp ứng được các yêu cầu về độ pH > 5, chất đất sét pha thịt, thịt pha cát và ít mùn hữu cơ.

Đảm bảo tiện lợi cho đường cấp nước, chất nước phù hợp, không nên lựa chọn những vùng đất có nhiều nguồn nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp.

2.2. Thiết kế xây dựng ao tôm thẻ

Hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. Xây dựng thêm ao lắng, ao chứa, ao nuôi và đảm bảo không bị rò rỉ hay sạt lở đất. 

Thông thường, diện tích ao nuôi chính được thiết kế từ 0.2 - 0,5 ha, mức nước từ 1,5 - 1,8 mét sao cho bờ ao cách mặt nước 0,5 mét. Ao được xây dựng hình chữ nhật hoặc hình vuông để giúp quạt nước có thể gom chất thải vào giữa ao một cách dễ dàng. Độ dốc khoảng 150C nghiêng về cống thoát nước.

Cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng trước khi thả

Cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng trước khi thả

2.3. Cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Đối với những ao nuôi đã sử dụng thì cần phải sên vét hết bùn đất ao tôm, sử dụng chế phẩm vi sinh để phân huỷ chất hữu cơ từ 3 - 4 ngày. Sau đó, kiểm tra pH và bón vôi và cải tạo đáy ao thiều liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Đối với ao mới xây dựng, tiến hành ngâm nước 2 - 3 ngày rồi xả hết ra ngoài. Sau đó tiếp tục làm vậy từ 2 - 3 lần thì dừng. Tiếp theo bón vôi rải đều trên khắp mặt ao để diệt bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại cho ao tôm. 

Lưu ý: Sau khi bón vôi cần phơi khô đáy ao từ 5 - 7 ngày rồi mới tiến hành cấp nước cho ao tôm.

2.4. Xử lý nước cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Bơm nước vào ao lắng bằng túi lọc vải dày, sau đó chạy quạt nước liên tục khoảng 2 - 3 ngày để kích thích trứng của loài sinh vật nở thành ấu trùng. Sau đó, sử dụng Chlorien nồng độ 30ppm để xử lý nước, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nước.

Tiếp theo, bà con hãy quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân huỷ lượng chlorine dư trong nước rồi mới cấp vào ao nuôi tôm và để lắng khoảng 2 ngày.

Lưu ý: Các chuyên gia thuỷ sản khuyến cáo bà con nên mua Chlorine Việt Nam được sản xuất bởi Hóa Chất Đông Á để đảm bảo hiệu quả xử lý nước tốt nhất. Hạn chế mua hàng Trung Quốc vì không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhiều tạp chất và hiệu quả sử dụng không cao.

Liên hệ ngay HOTLINE 0822 525 525 để được báo giá chlorine tốt nhất, càng mua nhiều thì giá càng rẻ. 

xử lý nước ao nuôi bằng chlorine Đông Á

Xử lý nước ao nuôi bằng chlorine Đông Á

2.5. Gây màu nước cho ao nuôi tôm

Gây màu nước là bước quan trọng khi cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Việc làm này giúp các sinh vật phù du phát triển, ổn định môi trường nước và hạn chế tình trạng tôm sốc, tăng tỉ lệ sống cho tôm nuôi. Bà con có thể gây màu nước bằng cách ủ cám hoặc bằng các loại chế phẩm vi sinh dành cho ao tôm.

3. Giải đáp một số thắc mắc về ao nuôi tôm thẻ chân trắng

3.1. Nồng độ canxi trong ao nuôi 

Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, canxi là khoáng chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của tôm, đặc biệt là quá trình lột xác. Canxi tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự dẫn truyền thần kinh và điều hoà áp suất thẩm thấu. Đặc biệt nó góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ Kitin.

Trong ao nuôi, nếu thiếu Canxi sẽ khiến tôm bị cong thân, mềm vỏ, đục cơ, tôm khó lột xác, sức đề kháng kém dẫn đến mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nồng độ Canxi tối ưu cho tôm phát triển là 400 mg/l nước. Tuỳ vào độ mặn mà nồng độ Ca cần thiết cho ao tôm sẽ khác nhau.

Cách bổ sung: Canxi được bổ sung bằng cách tạt vào ao tôm hoặc trộn với thức ăn. Những ao nuôi có độ mặn thấp cần bổ sung tăng lượng canxi để tôm khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Đặc biệt khi tôm lột xác thì nhu cầu canxi sẽ tăng cao.

3.2. Độ kiềm trong ao tôm

Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng có khả năng trung hoà axit của nước. Độ kiềm tối ưu nằm trong khoảng từ 120 - 180 mg CaCO3/L đối với tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân ao nuôi có độ kiềm thấp có thể do sự phát triển quá mức của sinh vật. 

Bà con nên kiểm tra độ kiềm từ 3 - 4 ngày một lần sau những cơn mưa lớn. Khi nâng kiềm cần đảm bảo độ pH trong ngưỡng cho phép từ 7,8 - 8,1 mới thực hiện được.

Chlorine Đông Á

Chlorine Đông Á

3.3. Nếu cải tạo ao nuôi cần quan tâm những yếu tố nào?

Trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con cần phải quan tâm đến các yếu tố sau đây:

  • Phơi khô đáy ao: Giúp oxy hoá các hợp chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh và loại bỏ khí độc trong ao tôm. Thời gian phơi từ 5 - 7 ngày.

  • Xới đáy ao: Thúc đẩy quá trình oxy hóa để phân huỷ hợp chất hữu cơ hiệu quả, tiêu diệt những mầm bệnh ẩn nấp bên trong lớp bùn đáy. Đồng thời giúp đất thoáng khí và giảm trừ khí độc tích tụ hiệu quả.

  • Bón vôi: Cần được thực hiện đúng liều lượng, giúp đất tơi xốp đồng thời đẩy nhanh quá trình phân giải hữu cơ trong ao, loại bỏ hoàn toàn virus và vi khuẩn gây bệnh.

  • Hệ thống quạt nước: 100% ao tôm đều có hệ thống quạt nước, hệ thống siphon đáy ao nuôi. Việc này thuận tiện cho việc cung cấp oxy hòa tan trong quá trình nuôi tôm.

  • Xử lý nước: Chlorine, thuốc tím, BKC là những sản phẩm chuyên được sử dụng xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các loại chế phẩm sinh học để ổn định màu nước.

Như vậy bài viết vừa rồi đã chia sẻ chi tiết cho bạn đọc về thiết kế và chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi cần chuyên gia tư vấn hãy để lại comment dưới bài viết này.

Bình luận, Hỏi đáp